Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế bậc nhất thế giới mà còn được coi là nước có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại ngay từ những năm 1950.
Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị tiếng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên nước ngoài. Như trường Kurume, Koiwa, Ngoại ngữ Osaka… Ngoài ra chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học bổng như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở…
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm đưa Nhật Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.
HỆ THỐNG GIÁO DỤC NHẬT BẢN
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho nền giáo dục Nhật Bản nhằm đưa đất nước này trở thành quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.
Ở Nhật Bản, hệ thông giáo dục có nhiều đặc điểm khác với Việt Nam. Nếu Ở Việt Nam chúng ta có 5 năm Cấp I, 4 năm Cấp II, 3 năm Cấp III, và 4 năm Đại học thì ở Nhật Bản học sinh lại phải trảỉ qua 6 năm Cấp I, 3 năm Cấp II, 3 năm Cấp III và 4 năm Đại học. Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam.
· Mẫu giáo (1 đến 3 năm)
· Tiểu học (6 năm, từ 6 đến 12 tuổi)
· Trung học cơ sở (3 năm, từ 13 đến 15 tuổi)
· Trung học phổ thông (3 năm)
· Cao đẳng (2 năm, có khoa học 3 năm)
· Cao đẳng kỹ thuật (Từ 5 đến 5,5 năm)
· Đại học ngắn hạn (2 năm)
· Đại học chính quy (4 năm)
· Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
· Trường trung cấp (1 năm trở lên)
Trong hệ thống này giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, từ bậc Trung học phổ thông không bắt buộc. Tỷ lệ học cấp III hiện nay của Nhật là gần 100%. Nhật Bản hiện đang có chủ chương phổ cập giáo dục bậc Phổ thông trung học. Tỷ lệ học đại học của Nhật hiện chỉ đứng sau Mỹ (khoảng 50%).
1. Bậc tiểu học và trung học cơ sở
Bậc tiểu học và trung học là giáo dục bắt buộc nên những gia đình có con em mang quốc tịch Nhật bản, đủ tuổi đi học sẽ nhận được thông báo từ cơ quan nhà nước quản lý trên địa bàn sinh sống và tiến hành các thủ tục như khám sức khỏe….để chuẩn bị cho việc nhập học.
Tuy nhiên đối với người nước ngoài do không phải là giáo dục bắt buộc nên hình thức thông báo nhập học cũng không giống với người Nhât. Nhưng nếu muốn theo học các trường quốc lập thì cần phải có đơn xin nhập học. Đơn xin nhập học sau khi nộp sẽ được thông báo lại sớm trước khi nhập học và đối tượng xin học phải tiến hành các thủ tục đăng kí như là giấy chứng nhận đăng kí của người nước ngoài (của con em mình), giấy thông báo nhập học và mang đến trụ sở hành chính của thành phố, quận, huyện sở tại. Với trường hợp nhập học tại trường do tỉnh lập thì không mất học phí nhưng phải mất tiền ăn. Hầu hết khi học trong các trường tiểu học và trung học cơ sở Quốc lập thì có thể học đại học mà không cần thi tuyển đầu vào. Trường hợp công dân trên 16 tuổi chưa có quốc tịch Nhật Bản hoặc người lao động học bổ túc trung học vào buổi tối cũng có thể học đại học. Đối với những người không thể tốt nghiệp tiểu học hay trung học ở nước mình cũng có thể học đại học. Hoàn toàn không cần lo lắng về học phí hay trình độ học vấn.
2. Bậc Trung học Phổ thông, Cao đẳng, Đại học
Sau khi tốt nghiệp THCS bạn có thể học tiếp lên PTTH (Cấp 3) hay trường trung học chuyên nghiệp (trường nghề). Tuy nhiên vì không phải là giáo dục bắt buộc nên nếu muốn học tiếp nên thì phải đăng kí dự tuyển. Trường PTTH học trong 3 năm ( đối với hình thức học bán thời gian hay học từ xa phải mất trên 3 năm). Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kỳ thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kỳ thi tuyển của những trường đại học danh tiếng. Tổ chức Đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản, sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa các trường là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học. Chương trình đánh giá sinh viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ 6 thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh 16 tuổi.
Để đáp ứng nhu cầu học ở bậc đại học ngày càng tăng nhanh, kể từ những năm 1950, ở Nhật Bản đã hình thành các trường đại học dân lập. Tuy nhiên từ những năm 1970 trở lại đây, Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể để hạn chế sự cạnh tranh hỗn loạn của các loại hình dân lập này, bảo đảm chất lượng của sinh viên đại học khi ra trường.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG GIÁO DỤC NHẬT BẢN
LÀM THÊM
Chính phủ Nhật Bản có quy định rằng mỗi ngày bạn được làm thêm 4 giờ/ngày tức là 28 giờ/tuần. Riêng ngày thứ 7 và chủ nhật, và kỳ nghỉ, bạn có thể đi làm cả ngày khoảng 8 giờ/ngày. Mức lương của bạn thường vào khoảng 800 yên đến 1000 yên/giờ.
Một số Du học sinh làm 2 công việc đã “lách luật” bằng cách làm 1 công việc trả tiền qua thẻ và 1 công việc trả tiền mặt. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại khi quản lý đã được siết chặt thì rất nguy hiểm. Nếu bị phát hiện sẽ buộc phải trở về nước. Các bạn đừng liều nhé!
HỌC BỔNG
Vui lòng tham khảo tại tab HỌC BỔNG. Để có thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng đăng ký tại đây.
Điều kiện du học Nhật Bản | https://vietduongedu.com/dieu-kien-du-hoc-nhat-ban/ |
Học bổng du học Nhật Bản | https://vietduongedu.com/hoc-bong-du-hoc-nhat-ban/ |
Danh sách các trường | https://vietduongedu.com/danh-sach-cac-truong-nhat-ban/ |
Kinh nghiệm du học Nhật Bản | https://vietduongedu.com/kinh-nghiem-du-hoc-nhat-ban/ |
Chi phí du học Nhật Bản | Table |