Các bạn du học sinh tại Canada cần thỏa mãn những điều kiện gì để được làm thêm off-campus?
Như các bạn đều biết, du học sinh được cho phép vừa đi học vừa đi làm thêm off-campus tại Canada. Tuy nhiên có phải tất cả mọi người đều nghiễm nhiên được đi làm hay chỉ có những ai thỏa mãn điều kiện mới được đi. Và nếu đúng thì đó là những điều kiện nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé
1. Điều kiện
Ở Canada, du học sinh được phép đi làm thêm on-campus (bên trong trường) và làm thêm off-campus (bên ngoài trường). Tuy nhiên không phải bạn nào cũng biết điều kiện để mình được đi làm khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường là gì? Khi nào bắt đầu và khi nào phải dừng lại?
Du học sinh quốc tế có thể làm thêm các công việc bên ngoài phạm vi campus nếu như thỏa mãn được tất cả các điều kiện sau đây:
Bạn có số SIN (Social Insurance Number)
Study permit của bạn có giá trị
Các bạn là sinh viên học full-time tại một trong các trường nằm trong danh sách “Designated learning institution (DLI)”
Chương trình mà bạn đang học thuộc bậc học sau phổ thông, chương trình học nghề hoặc đào tạo chuyên môn / chuyên ngành
Thời lượng học tập kéo dài trong ít nhất 6 tháng và sau khi kết thúc chương trình học bạn phải được nhận bằng chứng nhận: degree, diploma hoặc certificate
Lưu ý: Các điều kiện này chỉ áp dụng với các bạn du học sinh đi làm trong khoảng thời gian đi học. Sau khi các bạn này tốt nghiệp, các bạn sẽ phải xem xét apply sang diện “Post Graduation Work Permit Program (PGWP)”.
2. Các cơ sở giáo dục thỏa mãn điều kiện
Nếu như ngôi trường mà bạn theo học thuộc vào các phân loại dưới đây thì bạn mới được phép đi làm thêm off-campus nhé:
University
College
CEGEPs
Hầu hết các chương trình học thỏa mãn điều kiện hiện nay đều là các chương trình tính theo tín chỉ. Trong năm học chính thức, các bạn chỉ được phép làm việc part-time với thời lượng 20 tiếng/tuần. Vào các kì nghỉ theo quy định của DLI, các bạn mới có thể làm việc full-time. Các dịp này có thể kể đến như Kì nghỉ Hè, Kì nghỉ Đông, Reading Week (Cụ thể tuần này vào ngày nào sẽ do các trường quy định).
Mỗi kì nghỉ thường không kéo dài lâu hơn 150 ngày. Tổng thời gian nghỉ trong năm cộng lại tối đa cũng chỉ dài 180 ngày.
3. Các chương trình học không hợp lệ để đi làm thêm
Các bạn chỉ cần phạm vào một trong những gạch đầu dòng sau đây thì đều không được đi làm thêm:
Nếu bạn đang đăng ký theo học các khóa học tiếng ESL/FSL hay các khóa không thỏa mãn điều kiện tiêu chuẩn đã nêu ở trên
Nếu bạn đang học các khóa dự bị để nhập học tại một trường DLI
4. Học full-time có ảnh hưởng như thế nào?
Học full-time hay học part-time thì các trường DLI đều có số giờ học và số tín chỉ quy định rõ ràng để định được tình trạng học tập của sinh viên. Nếu một bạn muốn chuyển đổi từ hình thức học full-time sang học part-time thì ngay lập tức bạn đó cũng không được phép đi làm thêm bên ngoài campus nữa.
5. Các sinh viên theo chương trình Co-op
Chương trình Co-op tại Canada là cơ hội tốt để các bạn kiếm kinh nghiệm làm việc tại Canada. Một sinh viên co-op trong các trường DLI thường phải có co-op work permit để được coi là đang học full-time trong khoảng thời gian kiếm “kinh nghiệm làm việc” trong chương trình học. Và nếu sinh viên này tiếp tục thỏa mãn các điều kiện phù hợp để làm thêm off-campus như đã nêu ở trên thì bạn đó có thể tiếp tục, bên cạnh những giờ đi co-op của mình.
6. Một số quy định khi làm việc
Sinh viên đã được cấp quyền đi làm thêm bên ngoài phạm vi campus thì cũng có thể làm các gạch đầu dòng sau đây:
Làm việc tối đa là 20 tiếng/tuần trong năm học với điều kiện đi học đầy đủ và chấp hành quy định của nhà trường
Làm việc full-time trong những kì nghỉ thường niên giữa các kì học
Sinh viên chừng nào chưa bắt đầu chương trình học thì chưa được phép làm việc. Chỉ khi nào các bạn bắt đầu học tại trường thuộc DLI thì mới được phép đi làm. Tức là các bạn sang sớm cũng chưa được phép đi làm sớm đâu nha.
7. Một số trường hợp cần lưu ý
a/ Chương trình chuyên sâu
Một số chương trình chuyên sâu sẽ không có các kì nghỉ thường niên cố định. Những sinh viên theo học các chương trình này chỉ có thể làm thêm tối đa 20 tiếng/tuần trong cả chương trình học chứ chưa chắc đã được phép làm full-time.
b/ Các sinh viên full-time có lịch học kì học cuối dưới dạng part-time
Các sinh viên đã duy trì đầy đủ tình trạng học full-time trong suốt quá trình học và trường chỉ yêu cầu bạn phải học part-time trong kì học cuối cùng để hoàn thành chương trình thì bạn vẫn có thể làm việc tối đa 20 tiếng/tuần trong kì học cuối đó.
8. Các kì nghỉ cố định
Sinh viên không được phép làm việc quá 150 ngày liên tiếp nếu kì nghỉ của bạn kéo dài hơn 150 ngày. Các bạn hãy nhớ rằng tính trong tổng tất cả các kì nghỉ hàng năm, sinh viên chỉ có thể làm thêm bên ngoài campus full-time trong tổng số 180 ngày mỗi năm. Nếu trong thời gian của các kì nghỉ cố định này, bạn quyết định học thêm một khóa full-time hoặc part-time thì bạn vẫn có quyền được đi làm thêm full-time.
Nếu chương trình học của bạn không có kì nghỉ cố định mà sinh viên tự xin nghỉ thì đó không được coi là lịch nghỉ thường niên của DLI và bạn cũng không được làm việc full-time trong những ngày nghỉ “tự tạo” đó.
9. Sau khi hoàn thành chương trình học
Post Graduation Work Permit chính là chương trình giúp Canada khuyến khích và nới lỏng điều kiện ở lại làm việc sau tốt nghiệp cho du học sinh quốc tế.
Sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn vẫn có thể làm việc part-time nếu thỏa mãn:
Tất cả các điều kiện ở mục 1 như khi đang còn đi học
Đã hoàn thành xong chương trình học nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận hoàn thành chương trình (ví dụ như bảng điểm, thư xác nhận chính thức hoặc email từ trường,…)
Các bạn chưa apply xin work permit hoặc PGWP hay chưa xin gia hạn study permit để học thêm chương trình tiếp theo
Tuy nhiên các bạn sẽ phải dừng việc làm thêm này ngay khi nhận được thư xác nhận hoàn thành chương trình từ trường của bạn (Dưới dạng email, thư, bảng điểm hoặc văn bằng diploma), kể cả khi study permit vẫn còn giá trị. Nếu study permit hết hạn trước khi bạn nhận được những tài liệu này thì bạn phải dừng làm việc ngay khi study permit hết giá trị.
Lúc này, điều mà các bạn cựu sinh viên nên làm là apply để thay đổi status, xin cấp work permit hoặc PGWP trước khi study permit hết hạn hoặc phải ngay lập tức rời khỏi Canada khi giấy phép du học hết giá trị.
Nếu đơn apply xin PGWP hoặc xin gia hạn study permit mà bị từ chối, các bạn cũng ngay lập tức phải rời khỏi Canada.
Các bạn không nên níu kéo ở lại mà nên rời đi càng sớm càng tốt, rồi xin cấp lại các loại giấy phép mong muốn từ Việt Nam. Các hành động ở lại Canada trái phép hoặc đi làm không đúng luật sẽ khiến các bạn có khả năng bị trục xuất ra khỏi Canada, ảnh hưởng rất xấu đến những lần apply xin visa lần sau.