Bạn có biết rằng trong số 10 sinh viên quốc tế nộp hồ sơ xin study permit để đi học tại #Canada thì có khoảng 4 người bị từ chối không? Theo số liệu của IRCC 5 tháng đầu năm 2019 thì tỷ lệ #từ #chối #study #permit của sinh viên #Việt #Nam là 55%. Vậy lí do nào khiến lãnh sứ quán từ chối hồ sơ của bạn? Sau đây mình sẽ chia sẻ 6 lí do chính dựa trên kinh nghiệm và những câu chuyện mình đã được lắng nghe nha.
1. Khóa học bạn lựa chọn
“Your proposed course of study does not reflect logical academic or career progression, I am not satisfied that you are a genuine student whose intent is to study in Canada”
“I am not satisfied that you will leave Canada at the end of your stay, as stipulated in subsection 216(1) of the IRPR, based on the purpose of your visit”
Trong trường hợp chương trình đã chọn không phù hợp với nền tảng học vấn hoặc việc làm của người nộp đơn, khả năng bị từ chối study permit sẽ tăng lên. Khi chương trình học không phù hợp, thì lãnh sứ quán xét thấy khóa học không đem lại bất kỳ lợi ích cho bạn, đây cũng là lí do khiến nhiều hồ sơ bị từ chối. Ví dụ, bạn đã tốt nghiệp Đại học ngành Quản trị kinh doanh tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm làm sale của một công ty bất động sản nhưng bạn lại lựa chọn khóa học Postgraduate về Hospitality nhưng bạn không đưa ra lý do thuyết phục trong study plan của mình thì lãnh sứ quán sẽ đặt nghi vấn về mục đích và lợi ích khóa học của bạn và khả năng bị từ chối sẽ cao. Hoặc là, bạn đã tốt nghiệp MBA tại Việt Nam nhưng lại chọn học khóa Diploma college về Business và khóa học đó thực sự không đem lại lợi ích cho bạn thì cũng có thể khiến hồ sơ của bạn bị từ chối.
Các phương án cải thiện vấn đề này là lựa chọn chương trình học phù hơp (về cả bậc học lẫn ngành học), trong thư giải trình bạn phải nêu rõ được vì sao lại chọn khóa học đó và lợi ích của khóa học mang lại cho bạn (cụ thể là lợi ích mang lại cho công việc của bạn). Bởi vì, lãnh sứ quán sẽ không hài lòng khi bạn dành một khoảng thời gian dài và một số tiền để tham gia một khóa học không mang lại lợi ích gì cho bạn và khả năng họ từ chối hồ sơ của bạn là rất cao.
2. Khả năng tài chính của bạn
“ I am not satisfied that you will leave Canada at the end of your stay, as stipulated in subsection 216(1) of IRPR, based on your personal assets and financial status”
“Pursuant to paragraph 220(a) of the IRPA, I am not satisfied that you have sufficient and available financial resources, without working in Canada, to pay the tuition fees for the course or program of studies that you intend to pursue”
“Pursuant to paragraph 220(b) of the IRPA, I am not satisfied that you have sufficient and available financial resources, without working in Canada, to maintain yourself and any family members who are accompanying you during your proposed period of study”
“Pursuant to paragraph 220(c) of the IRPA, I am not satisfied that you have sufficient and available financial resources, without working in Canada, to pay the cost of transporting yourself and any family member who are accompanying you to and from Canada”
Bạn chỉ được yêu cầu chứng minh đủ tài chính cho năm học đầu tiên, bất kể thời gian của khóa học hoặc chương trình học mà bạn đăng ký. Nói cách khác, khi bạn tham gia chương trình bốn năm với học phí hàng năm là 15.000 CAD thì phải chứng minh số tiền 15.000 CAD để đáp ứng các yêu cầu, chứ không phải 60.000CAD cho bốn năm. Tuy nhiên, lãnh sứ quán phải thấy rằng khả năng tài trợ cho những năm tương lai vẫn tồn tại (tức là bố mẹ hoặc người tài trợ tiền học của bạn vẫn đang làm việc, ); học bổng cho hơn một năm,…
Đối với hồ sơ study permit theo diện SDS thì bạn không cần phải chứng minh tài chính nhưng trong nhiều trường hợp bạn sẽ được yêu cầu bổ sung các chứng từ thể hiện khả năng tài chính để cho trả cho các năm học sau của bạn.
Để cải thiện vấn đề này, bạn cần chuẩn bị chứng từ tài chính đầy đủ và thể hiện rõ nguồn thu nhập hàng tháng của gia đình bạn như (hợp đồng lao động, sao kê lương, xác nhận công việc, hợp đồng cho thuê, đăng ký kinh doanh công ty, báo cáo tài chính, hình ảnh công ty, hóa đơn,….) và nguồn tài sản tích lũy như sổ tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản,… Các bạn nộp study permit theo diện SDS có thể chuẩn bị một số chứng từ tài chính cần thiết.
3. Ràng buộc tại Canada và tại quê nhà
“I am not satisfied that you will leave Canada at the end of your stay as a temporary resident, as stipulated in paragraph 179(b) of the IRPR, based on family ties in Canada and in your country of residence”
Ràng buộc để bạn quan về quê nhà sẽ bao gồm gia đình và công việc, tài sản và một số yếu tố khác.
Ví dụ, bố mẹ hoặc gia đình bạn đã định cư một nước khác (bao gồm cả Canada) hoặc đã mất thì lãnh sứ quán tin rằng bạn có thể không quay về quê nhà sau khi kết thúc khóa học. Điều này có thể được cải thiện nếu bạn trình bày rõ định hướng quay về sau khi hoàn thành khóa học hoặc tài sản, công việc (nếu ban đã đi làm) sẽ là những yếu tố rang buộc bạn quay về.
4. Lịch sử du lịch
“I am not satisfied that you will leave Canada at the end of your stay, as stipulated in subsection 216(1) of IRPR, based on your travel history”
Lãnh sứ quán sẽ xem xét đến khả năng thích nghi và hòa nhập với môi trường học tập tại Canada chính vì thế với lịch sử du lịch trống, bạn chưa từng đi nước ngoài cũng là một trong những lý do lãnh sứ quán từ chối hồ sơ của bạn.
5. Khả năng học tập
“Previous academic results in home country. I am not satisfied that you are a genuine student whose intent is to study”
Có khá nhiều hồ sơ bị từ chối vì lý do lãnh sứ quán không tin rằng bạn có đủ khả năng để theo học chương trình giáo dục bạn đã chọn tại Canada (thường là các hồ sơ du học trung học phổ thông). Điều này có thể là do điểm các môn học của bạn khá thấp và khả năng tiếng anh không tốt.
Chính vì thế, các bạn học sinh sinh viên cần cố gắng học tập và nâng cao khả năng tiếng anh cũng như tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa, từ thiện (đây là một điểm cộng cho hồ sơ của gia đình bạn)
6. Chứng từ không trung thực hoặc không rõ ràng
“You have been found inadmissible to Canada in accordance with paragraph 40(1)(a) of the Immigration and Refugee Protection Act (IRPA) for directly or indirectly misrepresenting or withholding material facts relating to a relevant matter that induces or could induce an error in the administration of the IRPA. In accordance with paragraph A40(2)(a), you will remain inadmissible to Canada for a period of five years from the date of this letter or from the date a previous removal order was enforced”
Chứng từ không trung thực hoặc rõ ràng có thể dẫn tới hồ sơ của bạn bị từ chối. Nên bạn cần trung thực trong việc khai thông tin cũng như cung cấp những chứng từ cho lãnh sứ quán. Bên cạnh khả năng bị từ chối hồ sơ du học, bạn cũng có thể bị cấm nhập cảnh Canada trong vòng 5 năm. Đây cũng có thể xem như bạn không còn cơ hội đến Canada nữa.
Nếu hồ sơ của bạn bị từ chối thì bạn đừng nản lòng nha, cố gắng bổ sung thêm chứng từ, giải trình rõ ràng thì bạn vẫn còn cơ hội nhận được study permit nha (ngoại trừ lí do thứ 6).
Mình cũng gửi các bạn một số thư từ chối các bạn tham khảo nha.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.


